Đỗ đen là một hạt ngũ cốc cực thông dụng trong ngày hè. Từ lâu, dân gian đã biết khả năng giải nhiệt đỗ đen khi biến chúng thành những nguyên liệu nấu chè vừa ngon vừa mát, hay xôi đỗ đen đậm đà.
Đỗ đen là một hạt ngũ cốc cực thông dụng trong ngày hè. |
Theo các sách Đông y, đỗ đen có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tốt, bổ tỳ, thận.
Còn theo khoa học hiện đại: đỗ đen là loại ngũ cốc giàu dưỡng chất. Ngoài việc cung cấp gluxit, protit, đỗ đen còn là một nguồn dồi dào vitamin nhóm B và PP, đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, photpho, carotene,…
Đỗ đen trị phù khi mang thai
Đối với các chị em mang thai mà bị phù do tích nước, hãy hầm nhừ 100g đỗ đen, 30g tỏi già và 30g nhãn nhục. Khi ăn, cho thêm đường, ngày dùng 1 lần, uống liên tục từ 3 đến 7 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.
Đối với những người bình thường bị phù, tích nước, chỉ cần ninh đậu đen với nước cho đến khi nhừ, nước đặc sệt sệt, ăn cả nước lẫn cái và ăn đến khi khỏi.
Đỗ đen trị vô kinh
Món này đặc biệt hữu ích với những chị em trên 18 tuổi vẫn chưa có kinh hoặc có kinh nhưng kinh không đều. 30g đỗ đen, 30g ích mẫu thảo, 2 quả trứng gà, 20ml giấm ăn.
Đem đỗ đen, ích mẫu thảo, trứng gà đun sôi. Khi trứng chín lấy ra bóc bỏ vỏ, đun tiếp cho đỗ đen nhừ, vớt bỏ ích mẫu thảo, hoà giấm vào. Ăn trứng với nước đỗ đen ích mẫu. Ngày 1 lần, liên tục đợt 5 - 7 ngày.
Cách chữa nhiệt miệng bằng đậu đen
Cách 1: Bạn có thể sử dụng 40g đậu đen sau khi đã sao vàng, 10g hoàng cầm, 12g chi tử, 16g tía tô, 10g ngân hoa, 16g đinh lăng, 8g chỉ xác. Đổ nước 600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 20ml. Chia 3 – 4 lần uống trong ngày sẽ mau chóng xua tan căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét đó.
Cách 2: Khi nấu chè thay vì cho đường bạn hãy cho vài hạt muối, cách làm này vừa giúp cho các vết loét nhiệt miệng trở lên mau lành hơn đồng thời cũng giúp cho cơ thể cân bằng điện giải do mồ hôi ra nhiều mất nước.
Theo phunutoday
0 nhận xét:
Đăng nhận xét