Trung Quốc có thể được xem là một cường quốc nhưng theo quan điểm của Mỹ và các nước châu Âu thì Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển chính bởi trình độ văn hóa nhận thức thấp của người dân nước này. Ngay trong nhà trường, bạo lực học đường xảy ra mà vẫn chưa có hướng giải quyết.
Một vụ bạo lực học đường tại TQ (Ảnh: 163.cn)
1. Xuất phát điểm của bạo lực học đường
Đối với học sinh Mỹ, bạo lực học đường xuất phát từ sự khác biệt giữa một cá nhân với cộng đồng chung; còn với Nhật, bạo lực học đường chủ yếu xuất phát từ ý định cố tình lợi dụng. Còn ở Trung Quốc, bạo lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khía cạnh.
Về khía cạnh học sinh, các học sinh bạo hành nhau chủ yếu bắt nguồn từ các xích mích trong xã hội, vấn đề tài chính, các mối quan hệ phức tạp và xuất thân. Có đến 55% các vụ bạo lực học đường xảy ra do mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày và tiếp theo sau đó lần lượt là 17,5% do các vấn đề tài chính và 15% do rắc rối trong mối quan hệ, theo báo cáo thống kê của tờ Legal Daily. Còn lại chủ yếu do nguồn gốc xuất thân và tầng lớp gia đình trong xã hội.
Về khía cạnh giáo viên, bản thân giáo viên Trung Quốc cũng vướng vào các vụ bê bối bạo lực học đường. Không có bất kỳ một thống kê rõ ràng chính thống nào về lý do và thống kê trường hợp vì sao giáo viên lại dùng bạo lực học đường đối với học sinh. Tuy nhiên, có hai nguyên nhân sau thường xuất hiện trên mặt báo, là: bắt ép học sinh phải ngoan và học giỏi theo ý mình; vấn đề tài chính.
2. Bạo lực học đường cả ở cấp đại học
Tại Trung Quốc, học sinh không có quyền chọn giáo viên hay lớp học mà nhà trường sẽ xếp lớp và một khi học sinh đã cùng một lớp, họ sẽ là bạn cùng lớp với nhau suốt 5 năm tuổi học. Khi lên trung học cơ sở và trung học phổ thông, họ cũng sẽ được nhà trường xếp lớp và lại học cùng với nhau suốt 4 năm và lại 3 năm hoặc có thể là 7 năm. Đến khi vào đại học, các học sinh vùng nông thôn lên thành phố học thường sẽ ở trong ký túc xá.
Như vậy, ta thấy được, mối quan hệ xã hội của học sẽ rất hạn chế, một bậc cấp giáo dục chỉ gói gọn trong vài chục người đến hơn một trăm người, vì vậy nhân sinh quan của họ rất hẹp. Họ không được tiếp xúc xã hội một cách rộng rãi đế học cách ứng xử và cả khi mối quan hệ quá hẹp sẽ dễ gây ra mâu thuẫn.
3. Những vụ bạo lực học đường nổi bật
Mâu thuẫn cuộc sống hằng ngày
Trong trường hợp của huyện Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, một cô gái bị đánh bởi vì cô là thành viên của hội sinh viên – một tổ chức do trường lập ra nhằm giúp đỡ việc kiểm soát quản lý học sinh – đã có mâu thuẫn với một vài học sinh quấy rối của trường.
Vụ bạo lực học đường tại huyện Vĩnh Tân (Giang Tây, Trung Quốc) (Ảnh: china.org.cn)
Chuyên gia đã nghiên cứu rằng trẻ em ngày nay dễ chịu ảnh hưởng bởi bạo lực trong cả cuộc sống lẫn trên mạng (vì chúng có thể truy cập mạng dễ dàng hơn), trong khi những chuyên gia khác cảnh báo hệ quản lý trường học thường có sự tương tác kém với sự an ninh của môi trường và cộng đồng địa phương, dẫn đến việc các chuyên gia gặp nhiều trở ngại trong việc chống đối các vụ bạo lực học đường
Nguồn gốc xuất thân gia đình
Trong trường hợp của trẻ em tại Chiết Giang, truyền thông đăng tải rằng 4 trong 5 trẻ em xuất thân từ gia đình công dân di cư rời bỏ quê hương để lên nơi khác sống. Xin visa du học mỹ dễ hay khó Cha mẹ gặp khó khăn trong việc nuôi bản thân tại thành phố lớn, trẻ em phải tự mưu sinh, theo cơ quan địa phương.
Một học sinh bị các bãn nam trong lớp gọi là “dân ngụ cư” (tên để chỉ một người đến từ vùng miền khác với những người còn lại). Các học sinh nam trong lớp liên tục gọi cậu bé là “chó” và yêu cầu cậu quay về quê mà sống (nơi cậu sinh ra) và đừng xuất hiện ở trường nữa.
Hành động trên cho thấy các học sinh Trung Quốc rất kỳ thị những người dân vùng nông thôn lên thành phố sinh sống học tập và làm việc.
Khía cạnh giáo viên
Người Trung Quốc có rất ít kiến thức về vấn đề bạo lực học đường, chẳng hạn làm sao để đối mặt với vấn đề đó... Càng tệ hơn khi họ lại lạm dụng bạo lực học đường một cách thiếu ý thức và bắt ép bọn trẻ phải vâng lời ngoan ngoãn một cách máy móc
Các trường hợp khác
Hiệu trưởng một trường tiểu học đã bị nghi ngờ và điều tra sau khi thông tin tiết lộ một lớp trưởng đã ép buộc học sinh ăn và uống phân người và nước tiểu nếu các học sinh ấy không đưa tiền và bánh cho lớp trưởng, theo tờ South China Morning Post.
Vụ việc trên được đưa ra ánh sáng khi một gia đình phát hiện con trai mình trộm vài nghìn nhân dân tệ từ nhà và bị ép buộc đưa tiền cho kẻ bắt nạt, theo trang Anhuinews.com. Gia đình nạn nhân đã goi cho phụ huynh của các học sinh khác và phát hiện rằng có rất nhiều lớp học chịu đựng vấn đề này.
Một giáo viên của trường tại huyện Hoại Viên, tỉnh An Huy yêu cầu lớp trưởng kiểm tra bài tập về nhà của học sinh trong lớp và lớp trưởng lạm dụng quyền của mình tống tiền các học sinh khác, theo báo cáo. Cậu bé đã cố tình xé sách bài tập của học sinh khác nếu các bạn không đưa đủ tiền và bánh để ăn vặt.
4. Hướng giải quyết của gia đình, nhà trường và pháp luật
Vẫn như thường lệ, bạo lực thì cứ bạo lực bởi đó là những gì đã xảy ra với họ trong suốt hàng trăm năm qua – cha mẹ đánh con vì con hư, họ hàng trừng phạt vì thành tích học tập không tốt, bạn bè trong trường mang họ ra làm trò hề vì nhiều lý do.
Nhiều giáo viên Trung Quốc phải liên tục giảng đạo đức những học sinh chuyên bắt nạt vì họ không có bất kỳ biện pháp nào khác. Đôi khi các giáo viên chỉ làm lơ nhưng càng làm lơ thì các học sinh yếu đuối càng bị bắt nạt và bị trả thù vì dám báo cáo với giáo viên. Chính vì vậy, phương pháp “làm lơ” không giúp được gì.
Một phần của cộng đồng Trung Quốc đã kêu gọi pháp luật đưa ra biện pháp trừng trị xác đáng cho những vụ bạo lực học đường. Dưới pháp luật Trung Quốc, những kẻ có hành vi bắt nạt nếu dưới 14 tuổi thì không phải chịu tội hình sự trong khi những người từ 14 đến 16 tuổi chỉ bị trừng phạt khi phạm tội nghiêm trọng như giết người và cưỡng/hiếp dâm. Thống kê cho thấy chỉ dưới 30% những người có hành vi vi phạm bạo lực ở Trung Quốc bị xét tội hình sự.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét