Sĩ tử mồ côi vác 6 lốc sữa tươi và 600.000 đồng đi thi
Mở chiếc ba lô có 5-6 lốc sữa tươi, thí sinh người dân tộc Nùng bảo, các cô ở trung tâm bảo trợ xã hội dặn mang đi để uống đỡ tốn tiền mua nước.
Cha mất sớm, mẹ bỏ nhà đi, năm 10 tuổi Hoàng Văn Bình (17 tuổi, xã Như Khuê, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) cùng em gái được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh.
Em kể, vì ông nội già yếu, một mình chú làm ruộng không đủ nuôi 7 miệng ăn nên đành lòng gửi hai cháu lên trung tâm.
Lúc chia tay, Bình níu chặt tay áo chú nhưng không dám khóc lóc hay đòi xin về nhà. "Em biết chú vất vả lắm. Một mình chú nuôi ông, vợ và 2 con đã khó nhọc lắm rồi. Vì thế, khi chính quyền xã xin cho anh em vào trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh sống, em chỉ biết đi theo", nam sinh mồ côi tâm sự.
Hoàng Văn Bình, đăng ký dự thi Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Mấy ngày đầu vào trung tâm, cậu bé Bình cùng em gái khi ấy học lớp 1 khóc khản cổ vì nhớ nhà.
Dịp hè, ngày Tết được về quê, em vui sướng và xin chú cho được ở lại. Người chú gật đầu và bảo, nuôi được ăn chứ không thể lo cho hai cháu tiếp tục đến trường. Sợ phải nghỉ học, Bình và em gái vác ba lô trở lại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh.
4 năm học cấp hai, Bình đều đạt học sinh giỏi. Thi vào lớp 10, em đỗ trường chuyên Chu Văn An của tỉnh Lạng Sơn.
"Bình là trường hợp đầu tiên của trung tâm đỗ vào cấp 3 chuyên của tỉnh", ông Phạm Viết Viễn - Trưởng phòng Quản lý giáo dục, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tự hào kể về nam sinh mồ côi.
Ông Viễn cho biết, hầu hết trẻ ở trung tâm tốt nghiệp lớp 9 đều chuyển sang học nghề vì kết quả học tập không được tốt.
Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, giáo viên chủ nhiệm THPT của Bình cũng nhận xét, với hoàn cảnh của em, để đỗ vào trường chuyên là một sự cố gắng rất lớn và tinh thần cầu tiến đáng khâm phục.
Ban đầu ngại ngùng về gia cảnh, nhưng được thầy cô và bè bạn động viên, Bình tự tin hơn. Những bộ quần áo cũ còn dùng được, các bạn tặng cho, Bình vui vẻ nhận lấy. Em cũng cảm ơn rất nhiều thầy cô và hội phụ huynh đã miễn cho mình tiền học thêm, quỹ lớp, ngày hè lại có sách, truyện, đồ dùng cũ gửi tặng trung tâm.
Đáp lại tình cảm và sự giúp đỡ của mọi người, Bình chăm chỉ học tập. Điểm tổng kết các năm cấp ba của em đạt 7,8 - đứng thứ 11/38 học sinh lớp Hóa THPT chuyên Chu Văn An.
Không có điều kiện kinh tế, Bình đóng góp sức lực vì tập thể. "Em ấy bé người nhất lớp nhưng lúc nào cũng lao động rất nhiệt tình. Nhiều khi đến lớp thấy bạn chưa dọn vệ sinh phòng học, Bình lại chủ động làm thay", giáo viên chủ nhiệm kể.
Hành trang Bình mang theo khi thi đại học là 600 nghìn đồng và một ba lô sữa các cô chú ở trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn, nơi em sống 8 năm qua cho để uống dọc đường
Ở trung tâm bảo trợ xã hội, chàng trai dân tộc Nùng này cũng là người anh chăm chỉ, gương mẫu của 12 em nhỏ cùng phòng. Nói về những cậu nhóc cấp 1, cấp 2 này, Bình cười hiền bảo, ngày bé mình cũng ham chơi nên nhiều khi các em nghịch ngợm, phòng ốc lộn xộn, Bình đứng ra dọn dẹp lại. Nam sinh này cũng là "gia sư" của các em trong trung tâm.
Hằng ngày, khoảng 10h sau khi đám trẻ vui chơi xong và lên giường ngủ, Bình mới lặng lẽ ra góc phòng nhỏ ngồi học.
"Ở trung tâm nhiều người cần trợ giúp lắm nên các cô chú lãnh đạo chẳng thể theo sát riêng ai được. Các cô chú chỉ tạo điều kiện và động viên chúng em học tập thôi. Còn muốn học hành tốt ở đó, chỉ có tự bản thân nỗ lực, quyết tâm mới được", Bình tâm sự.
Em gái của Bình - Hoàng Thị Thường cũng giống anh luôn tự giác và chăm chỉ học hành. Du học Tuy năm nay không đỗ vào lớp 10 chuyên tỉnh nhưng suốt 9 năm học vừa qua, em đều là học sinh giỏi.
Trước ngày anh trai xuống Hà Nội thi đại học, bé Thường chỉ ngồi động viên anh cố gắng. Bình cũng là người mà em gái luôn tìm đến để tâm sự mọi điều.
Vượt hơn 150 km xuống Hà Nội thi đại học Kinh tế quốc dân, Hoàng Văn Bình mang theo quyết tâm: "Đỗ đạt để sau này em gái có chỗ dựa và báo đáp được công ơn người chú ruột, các thầy cô giáo và mọi người ở trung tâm". Em cũng hy vọng làm bài thi tốt để trở về Lạng Sơn tìm mẹ của mình. Suốt 8 năm bị mẹ bỏ rơi, em vừa giận, vừa thương và khát khao được sà vào vòng tay của đấng sinh thành.
Hai chiếc ba lô nhỏ Bình đem theo, một chứa vài bộ quần áo, một đựng đầy bánh và 5-6 lốc sữa tươi. "Các cô ở trung tâm cứ nhét bánh, sữa vào đấy. Các cô bảo mang theo để lỡ xuống Hà Nội em không hợp đồ ăn thì có cái lót bụng, khát thì lấy ra uống đỡ phải mua nước", Bình kể.
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn cũng trợ giúp 600.000 đồng tiền mặt để Bình ăn uống trong mấy ngày thi đại học. Xin visa du học úc dễ hay khó Số tiền ít ỏi nhưng chàng trai mồ côi chẳng lo không đủ vì em đã được nhà trường cho ăn, ở miễn phí.
"Bình sống tiết kiệm lắm. Trước khi đi, các cô chú ở trung tâm đã dặn rất nhiều là phải tiêu hết 600.000 đồng, ăn uống đầy đủ để có sức làm bài", Trưởng phòng Quản lý giáo dục trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn nói.
Người thầy đã gắn bó với cậu suốt 8 năm tin tưởng với sức học và ý chí quyết tâm, Bình sẽ đỗ đại học./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét