Làm sao xoá học thêm "ép buộc"
Học sinh học thêm hôm nay đều "tự nguyện" xin học cho dù gia đình không có nhu cầu, học sinh không thuộc diện yếu kém.
UBND TP Hà Nội vừa có quy định về quản lý dạy thêm học thêm (DTHT) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ 18/4. Ngoài nội dung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới DTHT và công tác thanh tra, kiểm tra; quy định mới này của UBND TP Hà Nội không có gì mới so với Quy định về DTHT số 132 ban hành cách đây 4 năm.
DTHT là đề tài nóng khi được chính quyền và ngành Giáo dục quan tâm sâu sát. Mỗi địa phương có những quy định khác nhau nhưng đều cố gắng hạn chế mặt tiêu cực của tình trạng này.
Thời kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung. Trong khi đó nhu cầu nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh lại rất đáng khuyến khích. Đây là điều vô cùng nan giải cho việc quản lý DTHT.
Cái khó trong quản lý DTHT là ranh giới giữa học thêm do có nhu cầu thực và học thêm ép buộc bị mờ đi vì nhiều lý do.
Khoản 1, Điều 3 trong Quy định DTHT mới ban hành, nêu các trường hợp không DTHT, trong đó nói rõ: "Với những trường dạy học 2 buổi trong một ngày, nhà trường và giáo viên không thực hiện hoạt động dạy thêm học thêm cho học sinh". Nhưng câu tiếp theo như sau: "Việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ thực hiện trong các buổi học tại trường".
Như vậy có nghĩa trường dạy 2 buổi không được tổ chức DTHT ở nhà thầy, cô? Cần lưu ý, quy định khung về DTHT số 03/2007 của Bộ Giáo dục-Đào tạo và quy định 132/2007 về DTHT của Hà Nội cũng có điều khoản này. Nhưng thực tế 4 năm qua, DTHT diễn ra ở những đâu mọi người đều biết.
Nếu như khoản 1 Điều 3 nêu rõ: "Không DTHT với trường dạy 2 buổi /ngày trừ trường hợp phụ đạo tại trường", thì khoản 2 Điều 3 dường như là chỗ để cho các trường không dạy 2 buổi/ngày vận dụng: "Không dạy DTHT cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: nhận quản lý học sinh giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho những học sinh yếu, kém…".
Vì có yêu cầu nói trên nên học sinh học thêm hôm nay đều "tự nguyện" xin học cho dù gia đình không có nhu cầu, học sinh không thuộc diện yếu kém.
Theo quy định của UBND TP Hà Nội, dạy thêm phải có giấy phép. Bí quyết xin visa du học mỹ Sở Giáo dục-Đào tạo cấp phép cho hoạt động dạy thêm bậc THPT, Phòng Giáo dục cấp phép dạy thêm bậc tiểu học và trung học cơ sở.
Thực ra, quy định về quản lý DTHT của UBND TP Hà Nội vừa ban hành dựa trên Quy định 03/2007 của Bộ Giáo dục-Đào tạo về DTHT, nó chỉ khác ở chỗ cụ thể hóa những đơn vị cấp phép, đơn vị thanh tra, kiểm tra, khen thưởng…
Cách đây 4 năm, khi quy định DTHT do Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, đã cho rằng, "nếu coi dạy thêm như một loại hoạt động cung ứng dịch vụ mà Luật Giáo dục không cấm, thì chỉ cần đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền chứ không phải cấp phép. Theo qui định của Luật Doanh nghiệp, chỉ có Chính phủ, Thủ tướng mới được qui định các loại giấy phép. Chính vì vậy, cấp phép dạy thêm sẽ là một loại giấy phép không đủ căn cứ pháp lý, vì Bộ Giáo dục-Đào tạo, UBND tỉnh, thành phố không có thẩm quyền qui định loại giấy phép như vậy".
Đáp lại lập luận trên, Bộ Giáo dục-Đào tạo cho rằng khám bệnh, bán thuốc có giấy phép thì DTHT cũng thế. Tin tức Vì DTHT cũng là lĩnh vực "đặc thù và nhạy cảm".
Cách đây mấy hôm, phóng viên có hẹn làm việc với Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội về quy định quản lý DTHT của UBND TP Hà Nội. Tiếc rằng phút cuối, vì nhiều lý do, phóng viên vẫn chưa thể làm việc được. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục-Đào tạo cho biết, quy định này nhằm thống nhất quản lý DTHT sau khi Hà Tây nhập vào Hà Nội .
Như vậy, phải chăng quản lý DTHT chẳng có gì mới, ít ra là đối với Hà Nội? Và có thể với cả Hà Tây nữa nếu như Hà Tây (cũ) thực hiện đúng Quy định 03/2007 về DTHT của Bộ Giáo dục-Đào tạo cách đây 4 năm?!./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét