Chạy nước rút trước khi du học

Sau khi đã lên quyết định du học, các bước kế tiếp mà phụ huynh và học sinh phải quan tâm đến là chọn ngành, chọn trường và chuẩn bị hồ sơ.

Phụ huynh và học sinh cần phải xác định rõ những gì mình muốn, khả năng học và khả năng tài chính cũng như bản lĩnh để đối mặt với những thử thách của một cuộc sống mới như thế nào. Lời khuyên là hãy chuẩn bị cho “chuyến đi cuộc đời” này càng sớm càng tốt. Hãy nghĩ đến giải pháp tài chính khi có ý định du học.

Hãy xác định sở thích bản thân và cân nhắc nhu cầu việc làm xã hội, rèn luyện tiếng Anh cho thật tốt. Dinh cu my Và cuối cùng, hãy tập trung sức lực cho một bộ hồ sơ hoàn hảo để chuẩn bị cho một cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn phía trước.

Chọn ngành – Chọn trường: Bài toán đau đầu

Một khi đã quyết định du học, sẽ có rất nhiều sự lựa chọn trải ra trước mắt. Đây chắc chắn là một lợi thế không nhỏ nhưng đồng thời cũng mang đến một bài toán khó trong việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp nhất với khả năng và nhu cầu của mỗi người.

Hai cách tìm kiếm và chọn lọc thông tin phổ biến nhất là tìm kiếm trên internet hoặc nhờ đến sự tư vấn của các trung tâm du học. “Chọn đi du học ở nước nào, ngành học nào, trường nào?” là những câu hỏi cần phải được trả lời một cách cẩn thận.

Có rất nhiều yếu tố quyết định việc chọn ngành: sở thích, khả năng, nhu cầu của thị trường lao động. Chị Lê Thị Hoàng Yến – Giám đốc nhân sự Hội đồng Anh chia sẻ:

“Chọn ngành là bài toán cân bằng giữa sở thích, khả năng của chính mình với nhu cầu của thị trường. Chọn những ngành học mà thị trường đang và luôn cần phần nào đã giúp bạn có thêm thuận lợi trong sự nghiệp sau này, tăng khả năng tìm việc và lựa chọn sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nhu cầu thị trường mà không cân nhắc đến khả năng và sở thích của cá nhân thì rủi ro cũng rất cao. Đã có nhiều bạn trẻ chọn ngành theo ý muốn của bố mẹ và cố gắng theo học nhưng kết quả không như mong muốn, các bạn lại có phần cảm thấy hụt hẫng vì không được theo đuổi ước mơ của mình.

Chọn lựa sai có thể dẫn đến kết quả học tập không như mong muốn hay có tốt nghiệp thì cũng không tìm được niềm vui trong công việc”.

Sau khi chọn ngành, bước tiếp theo là chọn trường. Chọn trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phù hợp với khả năng học và khả năng tài chính, địa điểm và quy mô của trường.

Chọn trường phù hợp với khả năng học sẽ mang đến khả năng được chấp thuận cao hơn. Hãy biết liệu cơm gắp mắm, có rất nhiều trường có chất lượng giảng dạy tốt, đừng chỉ chăm chăm nộp đơn vào những trường top đầu vì khả năng không được bất kỳ trường nào nhận là hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ hai, yếu tố tài chính cũng vô cùng quan trọng, du học là một hành trình kéo dài nhiều năm, chọn trường phù hợp với khả năng tài chính, tránh trường hợp phải dừng việc học một cách đáng tiếc. Ngoài ra, hai yếu tố địa điểm và quy mô của trường cũng nên được cân nhắc. Hãy chọn theo học ở những thành phố mà bạn yêu thích, muốn tìm hiểu văn hóa cũng như có khí hậu ôn hòa, không quá khắc nghiệt.

Một trường có quy mô lớn thì sĩ số sinh viên cũng đông, lớp học cũng lớn hơn, đời sống học đường cũng vì thế mà sôi động hơn. Tuy nhiên, một trường học nhỏ cũng có những thuận lợi khi bạn có nhiều cơ hội chơi thân với các bạn học và tiếp xúc nhiều với các giáo viên.

Chuẩn bị hồ sơ xin học

Hạn nộp hồ sơ của các trường đại học ở các nước phát triển thường kéo dài từ cuối tháng 11 cho đến cuối tháng 1 cho kỳ nhập học tháng 9.

Thông thường, để chuẩn bị du học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh nên chuẩn bị thi IELTS hay TOELF từ năm lớp 11. Năm lớp 12, những học sinh muốn du học Anh nên tập trung học A Level, hoặc SAT đối với Mỹ cùng với bước chuẩn bị hồ sơ.

Đa phần các trường đại học top đầu ở Anh và Mỹ yêu cầu học sinh phải tốt nghiệp A Level, có điểm SAT, tuy nhiên cũng có một số trường chỉ xét hồ sơ. Chính vì vậy, học sinh phải tìm hiểu trước trường đại học định nộp đơn có yêu cầu chứng chỉ A Level, SAT hay không để có sự chuẩn bị kịp thời. Dành thời gian dư dả để hoàn chỉnh bộ hồ sơ sao cho ngăn nắp nhất.

Ấn tượng ban đầu phải là một bộ hồ sơ được trình bày gọn gàng, không có lỗi chính tả. Nếu chưa đủ tự tin, học sinh có thể nhờ một giáo viên tiếng Anh người bản xứ đọc lại bộ hồ sơ để giúp câu cú súc tích hơn. Các giấy tờ khác như chứng minh tài sản, bảng điểm, nhận xét của giáo viên tuy chỉ là “phần phụ” nhưng cũng rất quan trọng, đừng đợi đến phút cuối mới chạy nước rút vì đây là các giấy tờ mà người học không thể tự chủ động được.

Với một số trường dạy về nghệ thuật, thiết kế, nhiều khả năng các bạn sẽ phải nộp thêm một bộ portfolio (những sáng tạo của bạn trong ngành mà bạn định nộp đơn). Đây là khái niệm khá mới với các học sinh Việt Nam vì khi học trung học phổ thông, các bạn phải dành gần như toàn bộ thời gian cho việc học văn hóa nên ít có thời gian để sáng tạo.

Ở các nước phát triển, các môn nghệ thuật, sáng tạo cũng là một môn học trong phạm vi trường phổ thông. Những bạn có ý định theo học đại học ở những ngành này ít nhiều đã có cơ hội tìm hiểu những môn học này đồng thời đã có thời gian tự tìm tòi sáng tạo trước đó. Vậy nên bạn cần tìm hiểu xem ngôi trường mơước của mình có đòi hỏi phải có portfolio trong bộ hồ sơ xin học hay không để chuẩn bị, hoặc an toàn nhất là tìm những trường không có yêu cầu portfolio nếu được.

Chị Trần Ngọc Xuân Trang – tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Đại học King’s College London chia sẻ: “Tôi còn nhớ thời gian chuẩn bị hồ sơ, có rất nhiều thứ phải hoàn thành, áp lực còn lớn hơn với những bạn có quyết định du học trễ. Để chuẩn bị được một bộ hồ sơ du học có khả năng “nổi bật” hơn những bộ hồ sơ khác, cần phải bỏ khá nhiều công sức tìm hiểu và chăm chút. Dành thời gian dư dả để chuẩn bị thì khi đó mình mới có tâm trạng thoải mái để diễn đạt hết các ý. Nên nhớ hồ sơ xin học thể hiện con người bạn, nếu mình chuẩn bị hồ sơ trong một tâm trạng lo lắng, vội vàng thì những điều đó cũng sẽ thể hiện trong bộ hồ sơ”.

Được vào học tại ngôi trường mà mình mơ ước là điều ai cũng muốn, tuy nhiên cũng nên có suy nghĩ thực tế, biết người biết ta. Trong những trường hợp giấc mơ không thành, các phụ huynh và học sinh cũng nên cân nhắc xem có nên dành thời gian sáu tháng hay một năm để chuẩn bị cho kỳ nhập học sau hay không.

Share on Google Plus

About Hien Ninh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét