Năm 2014, ngoài tiêu chí đánh giá kết quả học tập ở cấp THPT, Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) – BK-Holdings – ĐH Bách Khoa HN đã áp dụng hai bài kiểm tra mới lạ để xét tuyển đầu vào nhằm chú trọng đến sự phù hợp của mỗi cá nhân với ngành nghề và môi trường học thông qua tố chất tự nhiên và sở thích.
Thay vì những bài kiểm tra kiến thức gây căng thẳng, sự thay đổi cách thức tuyển sinh trong năm 2014 của BKACAD đã tạo ra ấn tượng mới lạ và thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham gia thử sức trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua.
Genecode và DISC - bài kiểm tra đầu vào “lạ lùng”
Tại Việt Nam, khái niệm về kiểm tra Genecode và DISC còn khá xa lạ không chỉ với các bạn học sinh THPT mà ngay cả với các bậc phụ huynh. Mặc dù, trên thế giới tính khoa học và chính xác của Genecode và DISC đã được công nhận và đã trở nên quen thuộc ở nhiều nước phát triển tới gần 200 năm qua.
Genecode là một sản phẩm khoa học tập trung vào đánh giá “đa trí tuệ” của con người. Câu hỏi phỏng vấn visa du học mỹ Về cơ bản, bạn hoàn toàn có thể dùng 10 vân ngón tay (genecode hay fingerprint) để kiểm tra “Đa trí tuệ Gardner”, vì mỗi ngón tay được kết nối với 5 thùy não của bán cầu não. Với bài kiểm tra này toàn bộ những thiên hướng bẩm sinh từ khả năng lãnh đạo, năng khiếu âm nhạc, sự tiếp thu, nhận thức, ngành nghề phù hợp,…đều được phân tích rõ ràng dựa vào 10 vân tay bẩm sinh hay góc phản xạ trên vân bàn tay…
Ứng dụng khoa học vân tích vân tay vào giáo dục được áp dụng lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1985. Tại Việt Nam, lần đầu tiên học sinh được thực hiện bài kiểm tra Gencode trong khóa học “Hội nhập môi trường đào tạo quốc tế” do Học viện CNTT Bách Khoa và Genetic Bách Khoa tổ chức vào tháng 6/2014
Bài kiểm tra lý thuyết rất nổi tiếng DISC (Dominance – Influence – Steadiness – Compliance) là chữ viết tắt của sự thống trị, ảnh hưởng, bền vững và tuân thủ. Bản thân tất cả chúng ta đều sở hữu bốn kiểu tính cách này, nhưng điều làm cho bạn khác với những người còn lại chính là cấp độ của từng kiểu tính cách. Và chính điều này cũng cho biết rõ bạn sẽ phù hợp với nghề “ra ngoài ánh sáng” hay “ở trong hậu trường”.
Mô hình nghiên cứu DISC để kiểm tra các hành vi cá nhân của con người trong môi trường hoặc một tình huống cụ thể, sẽ giúp BKACAD hiểu hơn về các thiên hướng hành vi, phong cách bên ngoài và sở thích của từng ứng viên
BKACAD thay đổi hình thức tuyển sinh có giúp nguồn sinh viên đầu vào đạt chất lượng cao?
Không phải ngẫu nhiên mà ngay cả trong cách tuyển chọn ứng viên khi đi làm của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, việc nhìn vào bằng cấp, bảng điểm như trước đây lại không còn quá được chú trọng. Những vòng thi tuyển đánh giá khả năng thông qua một số bài kiểm tra khác như IQ, GMAT…hiện được một số mô hình đào tạo hiện đại áp dụng thêm.
Tuy nhiên, thực tế là hầu như các bài kiểm tra này phù hợp hơn khi ứng viên kiểm tra trình độ học thuật hoặc nằm trong kết quả phỏng vấn việc làm hơn là kiểm tra mức độ phù hợp về tố chất bẩm sinh và tính cách đối với nghề nghiệp mình định theo đuổi.
“Đặc thù của ngành CNTT là luôn đòi hỏi sự đam mê, sáng tạo, mà chỉ có cảm xúc mới làm nên sự sáng tạo và giữ chân bạn với nghề. Chính vì vậy, chúng tôi muốn lựa chọn những sinh viên ngoài có khả năng học tập phù hợp, cần phải có cá tính, sở thích, năng lực phù hợp với phương châm đào tạo của trường. Sự lựa chọn này cũng để giảm đi sự lãng phí cho xã hội khi giúp học sinh cải thiện tình trạng chọn ngành nghề theo cảm tính, không hiểu rõ bản thân mình - nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng làm trái ngành – trái nghề, bỏ học. Việc sử dụng hình thức này cũng thể hiện tính đào tạo quốc tế của chúng tôi ngay từ đầu vào” – chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Giám đốc học viện CNTT Bách Khoa – BK-Holdings – ĐH Bách Khoa HN.
Học sinh được tư vấn chi tiết sau khi có kết quả của hai bài kiểm tra Genecode và DISC
Học sinh Trang Công Đức – THPT Đoàn Kết – Hà Nội chia sẻ: “Em đã được kết quả bài kiểm tra của mình và thấy kết quả được tư vấn rất đúng với em. Việc thực hiện hai hình thức kiểm tra Gencode và DISC rất hay, vì ngoài các yếu tố khác thì việc khả năng bẩm sinh, sở thích cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. Em thuộc tính cách nhóm D, và có Gencode phù hợp với ngành CNTT. Em rất tin tưởng vào kết quả này và em tin mình sẽ học tập tốt”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét