Teen 12 hoang mang trước cách chấm theo thang điểm 20

Nhiều teen cảm thấy hoang mang nếu Bộ áp dụng chấm theo thang điểm 20. Nhiều bạn khác vì quá lo lắng nên mất ăn mất ngủ, lo sợ trước nhiều điểm mới tại kỳ thi quốc gia 2015.

Vừa qua, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia năm 2015. Trong đó, Bộ đưa dự kiến dùng thang điểm 20 thay vì thang điểm 10 như hiện nay để chấm thi ĐH, CĐ. Nếu áp dụng, điểm liệt của thí sinh sẽ được tính là 2 chứ không phải 1; số điểm ưu tiên tối đa sẽ là 8 chứ không phải 4 như trước đây.

Học sinh 12 đang trong tình trạng hoang mang về kỳ thi quốc gia chung. Ảnh: VnExpress.

Xung quanh những điểm mới này, một số teen 12 chia sẻ:

Bạn Văn Phong, THPT Nguyễn Thượng Hiền TP HCM cho biết: 'Trước những điểm mới này, học sinh tụi mình lo lắng và hoang mang lắm. Đến giờ vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều. Quy chế thi thì vẫn nằm trên dự thảo chứ chưa quyết. định cư mỹ theo diện làm việc Còn rất ít thời gian nữa nhưng mọi thứ bây giờ vẫn chưa được phê duyệt một cách chính xác. Lịch thi trước thông báo là vào nửa đầu tháng 6 nhưng giờ chuyển qua tháng 7. Thời gian ôn có dư dả hơn nhưng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch và phương pháp ôn thi của tụi mình".

Về việc chấm theo thang điểm 20 theo Phong thì sẽ thoáng hơn thang điểm 10 nhưng sẽ có một số bất cập. "Mình nghĩ thang điểm sẽ bị chia nhỏ theo ý chi tiết dẫn đến rườm rà và phức tạp. Học sinh nếu không biết cách trình bày theo cách chấm này thì sẽ không có điểm cao", Phong nói.

Nhiều học sinh không đồng tính cách chấm theo thang điểm 20 vì cho rằng rườm rà.

Nguyễn Loan, THPT Phú Nhuận TP HCM đặt ra hàng loạt câu hỏi: "Đến giờ mình vẫn không hiểu chấm thang 20 là chấm ra sao nữa. Như vậy số lượng bài có tăng lên không? Hay là sẽ chấm kĩ lưỡng lên? Nếu thang 20 như vậy thì mỗi bài sẽ theo thang điểm bao nhiêu? Cấu trúc đề sẽ hoàn toàn mới? Hiện mình thấy Bộ mới chỉ nói chấm theo thang 20 để phân loại học sinh chứ chưa hề nói đến việc sẽ chấm thế nào, cấu trúc ra sao. Tụi mình rất khó hình dung sẽ làm bài thi thế nào, ôn luyện sao cho đúng nữa".

Theo Loan, việc chấm theo thang 20 là không cần thiết vì như thế sẽ vừa cực cho người chấm, lại rườm rà. "Mới năm đầu tiên thi Quốc gia mà đã thay đổi tất tần tật như vậy thì làm sao tụi mình thích nghi cho kịp được. Tụi mình vừa phải học, vừa phải đón chờ những quyết định, trong khi còn khoảng 7 tháng nữa là thi rồi. Thật sự là quá hoang mang luôn".

Nguyễn Thùy Mai Thương - THPT Tam Phú (TP HCM) không đồng tình với cách chấm theo thang điểm 20. "Mình nghĩ nên để nguyên như cũ thì sẽ tốt hơn. Nếu chấm theo hình thức mới sẽ khó khăn cho nhiều bạn và cả mình nữa. Mình có những thắc mắc về cách chấm này nhưng không sao lý giải được. Trong khi đó, dự thảo đưa ra còn khá chung chung", Thương chia sẻ.Phương Dung, THPT Nguyễn Thị Minh Khai TP HCM tâm sự: "Thât sự mình lo lắng đến nỗi mất ăn, mất ngủ luôn ấy. Đến giờ mà thông tin thi cử vẫn cứ nằm trên dự thảo chứ chưa hề có một quyết định chắc chắn, cụ thể ra sao. Thử hỏi, là một học sinh cuối cấp như mình, lại năm đầu thử nghiệm thi chung Quốc gia nữa thì sao không ngồi trên đống lửa cho được".

Mai Thương đang trong trạng thái hoang mang cực độ khi cô bạn rơi vào lứa đầu tiên thử nghiệm với hình thức thi Quốc gia chung. Trong các điểm mới được đưa ra trong đề án, Thương quan tâm: "Với 3 môn bắt buộc Toán - Văn - Anh, những bạn khối D sẽ rất có lợi. Còn nhiều bạn học khối B, C thì sẽ bất lợi vì phải tập trung ôn nhiều môn hơn để có thể vừa thi tốt nghiệp lẫn ĐH và CĐ. Hiện mình chỉ biết ôn luyện và học tập một cách cao độ nhất. Cố gắng nắm vững tất cả mọi kiến thức chứ không thể lơi là phần nào được".

Thầy Lại Tiến Minh - Giảng viên ĐH Kiến trúc và giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội nhận định: Khi sử dụng thang điểm 10 chỉ cấm đến điểm 1/4 nên nếu học sinh làm ko đúng hoàn chỉnh 1/4 thì sẽ không được chấm, việc mở rộng sang thang điểm 20 sẽ khắc phục được điều này. Nói cách khác sẽ giúp học sinh đỡ bị mất điểm hơn. Bên cạnh đó, sử dụng thang điểm 20 theo lý thuyết xác suất sẽ đánh giá được trình độ học sinh chính xác hơn, thuận lợi cho việc xác định được mức điểm xét tốt nghiệp và Đại học.

Để giúp teen yên tâm ôn luyện và học tập, thầy Tiến Minh đưa ra lời khuyên:Thầy cũng chỉ ra một số khó khăn: việc thay đổi thang điểm sẽ khiến cho giáo viên và các bạn học sinh lúng túng trong cách học, ôn tập. Mặt khác nếu quá máy móc trong việc chấm có thể khiến học sinh bị thiệt thòi vì nhiều bạn đã quen trình bày ngắn gọn, trình bày tắt. Việc chia nhỏ thang điểm sẽ khiến cho công tác chấm thi gặp khó khăn nhất là đối với các môn tự luận. "Bộ nên cân nhắc trong việc ra đề thi và đáp án chi tiết, đáp án cần thể hiện sự linh hoạt không quá cứng nhăc tránh việc gây thiệt thòi cho thí sinh. Bên cạnh đó Bộ nên xem xét về cấu trúc đề thi, có nên tăng số lượng câu hỏi và thời gian làm bài hay không", thầy Minh nói.

- Học sinh cần ôn luyện các dạng bài từ cơ bản đến nâng cao, không chủ quan với các câu hỏi dễ.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày chi tiết để tránh mất điểm.

Share on Google Plus

About Hien Ninh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét