Tuyển sinh đại học 2015: 20 ngày xét tuyển là quá dài?
VOV.VN -Với 20 ngày đăng ký xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay là quá dài, gây khó khăn cho nhà trường, căng thẳng cho thí sinh.
Đã hơn 10 ngày đã qua kể từ khi các trường ĐH, CĐ tiến hành công tác xét tuyển nguyện vọng 1 của thí sinh. Dù năm nay mỗi thí sinh có 4 nguyện vọng, nhưng đổi mới trong quy trình xét tuyển đã bộc lộ khá nhiều bất cập.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc lấy điểm tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nhằm mục đích giảm áp lực cho thí sinh, phụ huynh và đỡ tốn kém cho xã hội. Giáo dục - Du học Tuy nhiên, điều này lại khiến thí sinh và phụ huynh hoang mang, lo lắng; quy trình xét tuyển trong thời gian quá dài cũng gây khó khăn cho các nhà trường.
![]() |
Theo các chuyên gia, 20 ngày đăng ký xét tuyển là thời gian quá dài, gây khó khăn cho nhà trường và thí sinh |
Dù đây là năm đầu tiên thực hiện đổi mới, nên khó có thể tìm ra phương án tối ưu, nhưng những ý kiến tham góp từ phía các cơ sở đào tạo cũng là kênh thông tin bổ ích cho ngành giáo dục trong tiến trình đổi mới kiểm tra, đánh giá sao cho tiện ích, khoa học và hiệu quả.
20 ngày là quá dài
Về quy trình xét tuyển nguyện vọng 1 năm nay, GS.TS. Trịnh Minh Thụ, Phó hiệu trưởng trường ĐH Thủy Lợi cho rằng: Tính đến cuối ngày 10/8, ĐH Thủy lợi đã nhận được gần 2.000 hồ sơ. Những ngày tới, như 16, 17, 18/8, dự báo lượng hồ sơ sẽ tăng rất lớn. Đợt xét lần này theo quy định của Bộ, thời gian đăng ký 20 ngày là dài.
Theo ông Trịnh Minh Thụ, nếu trong năm tới, Bộ vẫn sử dụng hình thức xét tuyển như năm nay thì sẽ phải rút ngắn thời gian, để giúp các trường thuận lợi trong việc thu nhận hồ sơ, tập trung xét tuyển.
GS.TS. Trịnh Minh Thụ nói: "Theo tôi, chỉ khoảng 1 tuần là thuận lợi, đủ thời gian đăng ký. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, kể cả những em điểm cao hay điểm thấp, phổ điểm nào cũng băn khoăn lo lắng liệu nộp vào trường này có chắc hay không? Liệu rút ra có được không? Thời gian suy nghĩ dài rất mệt mỏi, không giải quyết được gì. Việc rải rác thu hồ sơ khó khăn cho các trường, cũng như kéo dài nỗi lo lắng cho thí sinh và gia đình".
ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội năm nay tuyển 3.500 chỉ tiêu và đến ngày 10/8, trường đã nhận được 2.300 hồ sơ. PGS.TS. Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục của trường cho biết, những ngày đầu xét tuyển nhận thấy điểm của thí sinh vào trường khá cao.
Ông Long cũng cho rằng nên rút ngắn thời gian xét tuyển để giảm áp lực cho các trường. Thí sinh có 20 ngày lựa chọn là quá dài. Nhiều thí sinh vẫn thăm dò. Dự đoán trong ngày 15 – 20/8 lượng thí sinh nộp hồ sơ sẽ rất đông. Thí sinh đã rất tâm trạng trong những ngày đi thì, giờ lại chấp chới với thang điểm cập nhật của các trường nên rất mệt mỏi.
PGS.TS. Phạm Xuân Anh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Xây Dựng cho biết: Sau 10 ngày có khoảng 2.200 hồ sơ nộp vào trường. Những ngày đầu, số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ rất ít, mỗi ngày trên dưới 100 em. Nhưng chỉ riêng trong ngày mùng 10, số lượng tăng khoảng 400 - 500 thí sinh.
Phương thức xét tuyển sựa trên kết quả thi THPT Quốc gia theo từng chuyên ngành có sự phân định, phân cực giữa các ngành; những ngành "hot" điểm tuyển sẽ cao, nhiều ngành có thể điểm khá thấp. Thậm chí có thể điểm chuẩn chỉ dự kiến từ ngưỡng tối thiểu như quy định của Bộ GD-ĐT.
PGS.TS. Phạm Xuân Anh cũng cho rằng, quy định 20 ngày đăng ký xét tuyển là khoảng thời gian dài. Thực tế cho thấy, nếu rút ngắn thời gian lại thì hiệu quả việc xét tuyển tốt hơn nhiều.
Cần giao quyền tự chủ cho các trường ĐH
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, việc giảm từ 2 kỳ thi xuống còn một kỳ để giảm bớt sự tốn kém và căng thẳng cho học sinh. Đây là điều rất đáng hoan nghênh. Vấn đề cần phải suy nghĩ là nên làm như thế nào để năm tới tốt hơn.
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, một trong những giải pháp là tăng cường tính tự chủ - hay nói cách khác, giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ nhiều hơn nữa thì sẽ bớt rắc rối như năm nay.
"Sự thực là các trường ĐH, CĐ chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn cho nên mới sinh chuyện như vậy. Có nghĩa chúng ta làm tốt một kỳ thi THPT Quốc gia là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT và các Sở. Sau đó dựa trên các kết quả đó, quá trình học tập ở trường phổ thông, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh sẽ tốt hơn.
Thêm vào đó, kỳ thi THPT Quốc gia có thể triển khai sớm hơn. Vì để đến tháng 7 thì thời gian tuyển vào các trường ĐH rất gấp gáp và sinh ra những sự lộn xộn đó. Đây là hệ quả tất yếu" – ông Trần Xuân Nhĩ nói.
Việc rút hồ sơ, ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh: Nếu học sinh đã nộp vào các trường rồi, tức là đã cân nhắc kỹ lưỡng, thì nhà trưởng tuyển; nếu tuyển đủ rồi thì số còn lại mới cho rút hồ sơ. Bí quyết xin visa du học mỹ Còn số đã nộp vào trường đó rồi thì căn cứ vào đó nhà trường tuyển, sao lại cho rút?./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét